Skip to content
August 17, 2012 / hoanguyendinh

[Tác giả] Phỉ Ngã Tư Tồn (匪我思存)

Các tác phẩm đã đọc:

– Bé dưa hấu và tháp Tokyo (truyện ngắn)
– Cửu Giang – trích trong tuyển tập truyện vừa Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
– Dạ hành (đoản văn)
– Đông Cung (东宫)
– Đời này kiếp này (今生今世)
– Em yêu.. hi vọng sau khi chúng ta chia tay, em vẫn ổn (truyện ngắn)
– Gấm rách (裂锦)
– Giai kỳ như mộng (佳期如梦)
– Hải thượng phồn hoa (海上繁花)
– Hương Hàn (香寒)
– Lạc Tuấn Khải – trích trong tuyển tập truyện ngắn Hoa Nhan
– Mãn bàn giai thâu
– Thiên sơn mộ tuyết (千山暮雪)
– Trương Tiền Chí – trích trong tuyển tập truyện ngắn Hoa Nhan

pntt-dong-cung-1

Phỉ Ngã Tư Tồn là tác giả chuyên trị thể loại bi kịch. Fan thường gọi bạn ấy là “mẹ kế” vì bạn rất hay ngược đãi nhân vật chính của mình, thậm chí giết chết. Là giết nhân vật chính thật đó, giết rất sảng khoái (há há), độc giả không quen sẽ thấy giật cả mình. Bạn tác giả này còn tự (kỷ) gọi mình là thiên hậu (giữa các tác gia sáng tác truyện ngôn tình) nữa chứ.

Xét về văn phong, mình thích bạn này ngang ngửa với Cố Mạn luôn. Nghĩa là mình thấy bạn ấy viết rất chắc tay, nhân vật xây dựng rất ổn, nội dung không nhiều mâu thuẩn. Cái điểm ấn tượng mạnh  nhất là văn phong của bạn ấy luôn nhuốm vẻ bi thương, thậm chí là trong những chuyện không hề có bi kịch mà vẫn thấy đau thương kiểu gì ấy. Chính vì vậy mà không thể đọc tác phẩm bạn này liên tục được, rất dễ bị đau tim.

Trong các bộ tiểu thuyết (dài hơi) đã đọc thì mình thích nhất Giai kỳ như mộng. Không phải vì chuyện tình trong đây đẹp, cũng không phải vì khoái nhân vật chính. Đơn giản là mình thích hình ảnh người cha của Giai Kỳ. Sự chênh lệch giai cấp khiến nhân vật chia tay nhau thì rất nhiều tiểu thuyết diễm tình đã đề cập qua và thông thường thì mình thấy lý do để người con gái buông tay luôn rất… kịch, rất nhảm. Giai kỳ như mộng đưa ra một lý do dễ chấp nhận hơn – cái chết của cha Giai Kỳ. Ít nhất thì mình chấp nhận lý do này, hơn nữa còn cảm thấy lý do này khiến nhân vật Giai Kỳ sâu sắc và có tình hơn rất nhiều. Mình còn thích hình ảnh chiếc hộp quẹt trong truyện này nữa, đoạn miêu tả lần đầu tiên Giai Kỳ gặp Hòa Bình và Đông Tử đều liên quan đến chiếc hộp quẹt, không hiểu sao là phần mình thấy ấn tượng nhất.

Mình đánh giá cao bộ Gấm rách nhất, chắc có một phần bias trong đây vì mình thích bạn nam chính (há há). Sự tuyệt tình lãnh tĩnh của bạn ấy làm mình vừa sợ vừa khoái. Chính xác phải nói là nhân vật Dịch Chí Duy cho mình cảm giác rất chân thật. Con người ta á, không phải ai cũng chỉ có một khuôn mặt tốt đẹp như tiểu thuyết miêu tả. Cho nên mình phải khâm phục bạn tác giả đã khắc họa một vai nam chính không phải là người tốt như thế này.

Ám ảnh nhất là Đông Cung. Đây cũng là tác phẩm duy nhất của Phỉ Ngã Tư Tồn mà mình chịu khó ngồi đọc lại lần thứ hai. Mặc dù vụ án “sông quên” trong truyện này hơi buồn cười một tẹo nhưng bi kịch của truyện này đúng thật là đạt đến đỉnh điểm. Càng đọc thì càng phải công nhận là Tiểu Phong không thể nào có kết cục khác hơn. Bế tắc đó nhưng đành chịu thôi. Và cách Tiểu Phong trả thù Lý Thừa Ngân cũng quá xứng đáng đi. Thật ra cũng không thể trách Lý Thừa Ngân được. Quốc gia và tình yêu, sơn hà và mỹ nhân, người ta luôn chỉ có thể chọn 1 mà thôi.

Thiên sơn mộ tuyết là tác phẩm ngược thân – ngược tâm nặng nhất mặc dù nó là truyện có happy ending. Nữ chính chịu ngược thân còn nam chính bị ngược tâm. Thiệt ra mình đọc xong mà cũng không rõ vì sao bạn nam chính lại yêu đương vất vả, quằn quại, đau đớn đến dường ấy luôn. Càng không rõ bạn nữ đã yêu bạn nam vào lúc nào nữa, chẳng lẽ xúc động cái rầm khi ôm mặt khóc ở sân bay?! Có điều Đồng Tuyết là nhân vật nữ duy nhất của Phỉ Ngã Tư Tồn mà mình thấy ấn tượng.

pntt-01

Đời này kiếp này thì bình thường… không ấn tượng nhiều lắm với nội dung của nó. Nếu không muốn nói mình thấy bạn nữ chính rất là… khó đỡ, cách cư xử của bạn nữ khiến mình thấy khó chịu, yêu đương lằng nhằng không rõ ràng gì cả, làm khổ cả 3 người. Trong truyện này có lẽ chỉ thích được mỗi bạn nam chính – Kỷ tam, cũng không hẳn thích vì hình tượng nhân vật này đâu. Phải nói là mình để ý bạn Kỷ tam vì có hứng thú với cái truyền thuyết về “Tứ thiếu kinh thành” thôi.

Tứ thiếu Kinh thành gồm có

* Đông Tử – Nguyễn Chính Đông (của bộ Giai kỳ như mộng)

* Lôi Nhị – Lôi Vũ Tranh (của bộ Hải thượng phồn hoa)

* Kỷ Tam – Kỷ Nam Phương (của bộ Đời này kiếp này)

* Diệp Tứ – Diệp Thận Dung (của bộ Lương thân mỹ cảnh)

Bởi vì Tứ thiếu kinh thành quen biết nhau từ nhỏ cho nên đọc 4 bộ truyện này sẽ thấy các nhân vật ở bộ khác xuất hiện đan xen trong tư cách “khách mời”, việc này khá là thú vị.

(Updated) Hải thượng phồn hoa đọc cũng khá, không nhiều bi kịch lắm, đó là mình thấy vậy. Mặc dù cũng có người chết, nữ chính cũng đau đớn rất vất vả nhưng tụ chung mình không cảm thấy đây là truyện bi. Chắc tại đọc nhiều tác phẩm bi kịch của PNTT rồi nên giờ đọc truyện này chẳng thấy thấm vào đâu (haha). Nếu không muốn nói mình thấy phần ngoại truyện rất hài hước, có lẽ xếp nó vào thể loại bi – hài cũng được :))  Thiệt ra đọc từ đầu đến cuối, mình kết nhất là phần ngoại truyện, khoái ku nhóc Đinh Đinh. Cái điều ấn tượng nhất về truyện này là nó không hề có chi tiết “hận thù gia tộc”. Những tiểu thuyết dài hơi khác của PNTT mà mình đọc đều có vụ án nam – nữ nhân vật trăn trở việc có nên đến với nhau hay là không vì bọn họ có mối thù giết cha – giết mẹ – giết tộc gì gì đó. Truyện này không có chi tiết đó.

Hương Hàn… có nội dung hơi yếu. Mình thấy truyện này nó ngoắc nghoẻo thế nào đó. Nói sao nhỉ, mình không thể lý giải được hành động của nữ chính. Vì sao yêu anh này mà vẫn để cho ảnh đi cưới em gái mình? Rồi lại không dứt tình được với ảnh để xảy ra thảm trạng. Có nhiều truyện ngôn tình miêu tả tình huống này rồi, chỉ là đọc trong truyện khác thì mình còn hiểu chứ đọc truyện này mình chả hiểu nổi tình cảm của nữ chính luôn. Rồi vì sao bạn nữ đi ra mở cửa hàng hoa??? Vì sao lại đi trả thù? Vì sao hợp tác với nam chính? Vì sao và vì sao… Nói chung là truyện này không hay tẹo nào. Được mỗi đoạn kết lúc đọc tờ di chúc là còn vớt vát được một chút.

(Update) Mãn bàn giai thâu… có thể tính là phần kế tiếp (hoặc là ngoại truyện dài hơi của Gấm Rách, nó dài 10 chương). Bộ này nói về đời sau của Gấm Rách. Thiệt ra là tác giả sửa lại đoạn kết của Gấm Rách, xong rồi cho nhân vật quay về trả thù người xưa (chính là bạn Dịch Chí Duy của bộ Gấm Rách). Nếu đã đọc qua Gấm Rách thì hãy đọc bộ này, còn không thì có thể bỏ qua. Cá nhân mình thấy bộ này không hay cho lắm. Nhân vật chính (người mới) không được khắc họa rõ nét gì cả. Cảm giác giống như tác giả viết thêm bộ này để bạn Dịch Chí Duy bị “quả báo” thôi.

pntt-00-1

Chuyển qua phần truyện ngắn.

Cửu Giang… có thể tính là ngoại truyện của nhân vật phụ của Tứ thiếu kinh thành không nhỉ?!  Bộ về Diệp Tứ vẫn chưa thấy xuất hiện nhưng mà đọc Cửu Giang (nói về Diệp Thận Khoan – anh cả của nhà họ Diệp) thì mình đã thích lắm rồi. Truyện ngắn này xét ra còn hay hơn cả Đời này kiếp này luôn ớ. Bạn Thận Khoan thật là bi kịch khi có một bà mẹ kinh dzị như thế T___T

Lạc Tuấn Khải & Trương Tiền Chí cùng nằm trong series truyện “Tôi yêu xã hội đen”. Lạc Tuấn Khải là bi kịch còn Trương Tiền Chí là hài kịch. Đọc cũng được. Thích Lạc Tuấn Khải hơn vì nó quằn quại hơn :)) Cái này là tâm trạng chung, hầu hết độc giả đều thích mấy tác phẩm bi kịch của Phỉ Ngã Tư Tồn hơn mấy truyện có kết thúc tốt đẹp của bạn ấy.

Bé dưa hấu và tháp Tokyo… truyện này có văn phong không giống với lúc bình thường của tác giả, nói sao nhỉ, nó nhẹ nhàng quá. Nhưng nhờ vậy mà nó mang màu sắc ngôn tình nhí nhảnh hơn.

Em yêu, … hi vọng sau khi chúng ta chia tay, em vẫn ổn… truyện này không hề có bi kịch nhưng đọc vào vẫn thấy u uẩn bi thương nè, chẳng hiểu tại sao nữa.

Dạ hành… đoản văn này quá ngắn, không cảm nhận được gì.

9 Comments

Leave a Comment
  1. hoa xinh / Oct 22 2012 6:58 pm

    mình rất thích trang của bạn
    cũng là người hay đọc tiểu thuyết nhiều khi còn cảm thấy mình như đang sống trong những câu truyện ấy…nhưng khi bước ra đời thực lại cảm thấy mình bơ vơ

  2. luu / Dec 6 2012 10:34 pm

    Lợi hại! Lợi hại! Mình rất sợ tác giả này!

  3. donganiki / Jan 2 2013 7:47 am

    PNTT đúng là mẹ kế.Đọc Hải Thượng Phồn Hoa bi thương không thể tả…
    hazzi mặc dù PNTT viết truyện rất hay nhưng vẫn nên đọc truyện của Cố Mạn cực hay cực ngọt ngào mà không bị sốc vì quá bất hạnh

  4. Tiêu Dao Khả Hân - Đông Phương Tịch Dương / Jan 31 2013 12:04 am

    Mình thích Gấm Rách nhất. màn kịch quá hoàn hảo, nhưng có lẽ người làm màn kịch đi đến thành công k phải là Dịch Chí Duy, k phải là Giản Tử Tuấn mà lại là Phó Thánh Hâm. một kết thúc buồn nhưng đó là một giải thoát duy nhất! cảm ơn nàng nkiều nha~~ nàng làm ta muốn khóc qúa! :( trn của Phỉ Ngã Tư Tồn thật sự qúa thê lương, piết là vậy nhưng k ngăn đc cảm xúc muốn đọc. Rùa Mạn cùng Mẹ kế Phỉ thật sự qúa tài năng. cảm ơn nàng!

    • hoanguyendinh / Jan 31 2013 8:45 am

      À, nếu cũng thích Gấm Rách như mình thì bạn đã đọc Mãn bàn giai thâu chưa? Cũng là truyện của mẹ kế, viết về đời sau của Gấm Rách á (thiệt ra mình thấy Mãn bàn giai thâu giống ngoại truyện mà dài hơi của Gấm Rách hơn, nó dài 10 chương).

      Quên không nói, Mãn bàn giai thâu sửa lại đoạn kết của Gấm Rách. Mẹ kế để cho Phó Thánh Hâm không nhảy lầu mà chỉ bỏ đi, sau đó quay về trả thù Dịch Chí Duy.

      • Tiêu Dao Khả Hân - Đông Phương Tịch Dương / Feb 1 2013 5:40 am

        AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA!!!!!!!!!!!!! Minhg chưa đọc.. cảm ơn bạn nhé………!!!! ^^

  5. nguyenhienpcqo / May 30 2013 1:11 am

    mình đã đọc đông cung và gấm rách rồi. đọc xong bần thần hết cả người, tự nhiên chẳng muốn đọc chuyện gì nữa cả. ám ảnh vô cùng……………….. vậy mà vẫn tìm kiếm truyện của mẹ kế để đọc………..

  6. saboten / Jun 12 2013 9:53 am

    Khi nào mẹ ấy có truyện mới cho mình biết với nhé…

  7. Kikyo / Oct 11 2013 9:53 am

    Đông Cung là tác phẩm đầu tiên của PNTT mà mình đọc, và cũng là tác phẩm mình thích nhất. Ấn tượng đầu tiên mà, khó phai lắm. Mình rất thích PNTT với lại cái cách bạn nhận xét về các tác phẩm của ‘mẹ kế’ làm mình rất ấn tượng. Tuy nhiên bạn cũng có thể đổi gu xem sao, có thể thử với Thái tử phi thăng chức kí – Tiên Chanh chẳng hạn. Đọc cái này cười sái quai hàm luôn!!!

Leave a reply to Kikyo Cancel reply